11/2/17

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào ở cả nam và nữa. Nguyên nhân gay ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở các đối tượng này là khác nhau, nếu muốn điều trị hiệu quả thì phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. 

Đọc thêm: Dấu Hiệu & Nguyên Nhân Dẫn Đến Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ / Biểu Hiện & Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt LưngBiểu Hiện, Nguyên Nhân & Cách Phòng Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Xương Chậu

Tại Việt Nam hiện nay, theo thống kê có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ cao. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già sẽ phần nào giúp hiểu thêm về căn bệnh gây ra rất nhiều điều khó chịu này. Cùng 101cach.com đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già nhé!

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người già
• Qua nhiều nghiên cứu cho thấy thoát vị có liên quan đến tuổi tác, do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất tính đàn hồi ,mất trương lực, giảm chiều cao.
• Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 có nguy cơ bị bệnh thoát vị đĩa đệm cao nhất do những thành phần nước và tính đàn hồi cũng kém đi, giảm dần theo độ tuổi. Nam giới hay gặp hơn nữ giới do liên quan thể lực nghề nghiệp hay thói quyen chơi thể thao.
• Với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm dẻo, nhân nhày đĩa đệm có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể bị rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương, gắng sức…, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây ra đau cột sống.
• Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống, gù vẹo cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh thoát vị đĩa đệm.
• Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do di truyền. Con cái có thể bị bệnh di truyền từ bố mẹ nếu bố mẹ có đĩa đệm bất thường về cấu.
• Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già còn do không biết phòng tránh từ khi còn trẻ.
• Do các tai nạn khiến chấn thương cột sống không điều trị dứt điểm và gây thoát vị đĩa đệm.
• Thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngồi làm việc lâu bên máy tính, ít vận động hoặc ngồi sai tư thế, tập thể dục không đúng cách,… cũng là nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống hoặc trật khớp,…
• Nghề nghiệp làm căng thẳng cột sống. Những người có công ăn việc làm đòi hỏi thể chất như Lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy, uốn xoắn ngang và cũng có thể làm tăng nguy cơ của một đĩa đệm thoát vị. Hay công việc đòi hỏi thời gian dài ngồi hoặc đứng im một vị trí cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
• Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm vì nó làm giảm nồng độ oxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng các mô cơ thể.
• Trọng lượng vượt quá mức quy định gây ra căng thẳng thêm trên các đĩa ở lưng dưới.
• Chiều cao làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đàn ông cao hơn 180 cm và phụ nữ cao hơn 170 cm xuất hiện có nguy cơ mắc bệnh người bình thường.

Có thể nói bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, trường hợp nặng hơn còn làm mất khả năng lao động. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm bạn nên đi khám để phát hiện sớm và kịp thời nhằm loại bỏ các biến chứng gây hại cho cơ thể.

7/2/17

Các loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một trong những căn bệnh thường gặp và có nhiều biến chứng nguy hiểm đến người bệnh. Có nhiều loại thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, phân loại dựa theo nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến độc giả cách phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mời quý độc giả đón đọc nhé!

Đọc thêm: Dấu hiệu & Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ / Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ / Cách chữa & phòng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Cột sống cổ có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng. Tuy cột sống cổ chỉ chịu một trọng lực nhẹ nhưng nó phải chịu sự co thường xuyên và liên tục của các cơ vùng gáy do đó đã tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm. Sau đây là cách phân loại:

1. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh và tủy sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Rothman và Marvel đã phân loại các thoát vị đĩa đệm thành 3 loại dựa theo vị trí liên quan với rễ thần kinh và tủy sống, gồm 3 loại:

✔Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trung tâm nguyên nhân chủ yếu do chèn ép tủy sống gây ra bệnh lý tủy.
✔ Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cạnh trung tâm: chèn ép cả rễ thần kinh tủy sống gây ra bệnh lý rễ – tủy.
✔ Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bên (thoát vị lỗ gian đốt sống): nguyên nhân chủ yếu do chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.

2. Phân loại thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ theo giải phẫu bệnh

Dựa theo cấu trúc giải phẫu bệnh, Youmans đã chia thoát vị đĩa đệm ra làm hai loại: mềm và cứng.

✔ Thoát vị đĩa đệm mềm: là dạng thoát vị nhân nhầy thường gặp chủ yếu ở người trẻ tuổi và xuất hiện ít biểu hiện thoái hóa đi kèm. Loại thoát vị đĩa đệm này thường diễn ra cấp tính, có thể xảy ra sau một chấn thương.
✔ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cứng: nguyên nhân là do các gai xương thoái hóa, xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc, thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi và bệnh lý diễn biến kéo dài hơn.
Thoát vị đĩa đệm mềm thường là thoát vị đĩa đệm một tầng trái lại thoát vị đĩa đệm cứng thường là thoát vị đĩa đệm nhiều tầng. Hai loại thoát vị này liên quan chặt chẽ với nhau và đều có thể gây nên chèn ép rễ thần kinh hay tủy sống. Sự phân loại cứng mềm này có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

3. Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau

Dựa theo sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và chằng dọc sau, Wood (1992) chia thoát vị đĩa đệm cột sống cổ làm 4 loại:

✔ Loại 1: Đĩa đệm ở đốt sống cổ bị phồng lên, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng sợi, vòng sợi tuy chưa bị rách hết nhưng lệch vị trí.
✔ Loại 2: Lồi đĩa đệm cột sống cổ: Khối thoát vị nằm ở trước dây chằng dọc sau đã bị xé rách vòng sợi.
✔ Loại 3: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thực sự: nguyên nhân do khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc sau nhưng vẫn còn dính liền với nhân nhầy nằm trước dây chằng dọc sau.
✔ Loại 4: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có mảnh rời: nguyên nhân do một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi đĩa đệm và có thể di chuyển đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng nhưng đôi khi lại xuyên qua màng cứng dẫn đến chèn ép tủy.

Trên đây là các cách phân loại thoát vị đĩa đệm, tùy từng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ phân loại theo dạng nào, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Tốt nhất khi có biểu hiện bệnh như đau nhức thường xuyên hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh để được nghe bác sĩ tư vấn nhận biết bệnh và có phương pháp chữa trị sớm nhất.

4/2/17

Phương pháp điều trị & Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các phương pháp điều trị và các phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ được liệt kê trong bài viết này.

Kỳ 1: Biểu hiện & Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Kỳ 2: Những hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

• Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có rất nhiều cách như điều trị nội khoa, sử dụng vật lý trị liệu, các bài thuốc đông y…

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
• Trường hợp người bệnh phát hiện sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh, hồi phục cao hơn nếu được chữa trị kịp thời. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan trước những cơn đau lưng, cần đi khám sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra gây ảnh hưởng để cuộc sống.

Phương pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

• Tập thể dục: Tập thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh, từ đó phòng tránh bệnh đau cột sống được tốt hơn. Tuy nhiên chú ý không nên chơi thể thao quá sức, tập thể dục sai tư thế khiến cột sống cong vẹo ảnh hưởng làm tình trạng bệnh xấu đi.

• Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Để phòng và tránh bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng được tốt nhất, hãy xây dựng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi tốt cho xương như: cá, tôm, thịt, sữa, xương sụn,…bổ sung nhiều vitamin C, D, E..có trong dầu cá, trái cây, các loại hạt ngũ cốc,…và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn được khỏe mạnh.

• Không ngồi làm việc quá lâu, ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, sau mỗi giờ làm nên tập một vài động tác nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng đau lưng.

• Không hút thuốc lá, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ.

1/2/17

Những hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

Kỳ 1: Biểu hiện & Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

• Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt.
• Ngoài ra bệnh nhân cũng rất khó thực hiện những động tác cột sống như nghiêng xoay hay cúi ngửa. Khi đó rễ thần kinh sẽ bị tổn thương chính vì thế mà bệnh nhân khó vận động các chi.
• Đặc biệt thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có thể để lại những hậu quả cùng với những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có khả năng làm chèn ép, làm tổn thương các rễ thần kinh vùng lưng gây đau nhức từ lưng và kéo dài xuống dưới chân.
• Đi lại, đứng lâu, ngồi lâu cũng khiến tình trạng đau nhức thêm gia tăng đôi khi sẽ gây khó khăn trong việc đi lại.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
• Ngoài ra, khi các rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép còn có thể gây ra bệnh teo cơ, liệt cơ, lâu dần sẽ khiến người bệnh bị mất khả năng vận động.
• Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được điều trị sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất đó là bại liệt.
• Bởi khi các rễ thần kinh bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới các chi tay, chi chân. Nếu tổn thương dây thần kinh cánh tay bạn đầu người bệnh sẽ khó có thể nhấc tay, duỗi tay, cầm nắm… lâu dần sẽ mất khả năng lao động, và người lại, nếu tổn thương thần kinh tọa bệnh nhân sẽ không nhấc được chân lên, sau đó sẽ teo cơ chân và mất cảm giác gây liệt hoàn toàn.

Kỳ 3: Phương pháp điều trị & Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

30/1/17

Biểu hiện & Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi phần đĩa đệm nằm ở vùng thắt lưng bị thoát ra ngoài gây đau nhức vùng thắt lưng. Bệnh nhân bị đau vùng cột sống lưng lâu dần bệnh sẽ lan đến mông, chân và bàn chân, nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, trong trường hợp xấu nhất người bệnh có thể bị bại liệt.

Cơ chế bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:

Cấu tạo đĩa đệm gồm: mâm sụn, nhân nhầy, vòng sợi. Đĩa đệm có tính đàn hồi và biến dạng khi bị nén, cho nên có khả năng làm giảm chấn động tới các thân đốt. Khi nhân nhầy bị khô và vòng sụn bên ngoài bị xơ hoá, rạn nứt có thể rách.

Khi cột sống phải chịu lực tác động mạnh, bị chấn thương, vỏ bọc đĩa đệm có thể bị rách hoặc đứt khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí vốn có trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống gây chèn ép vào rễ thần kinh gây ra tình trạng đau cột sống.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

• Xuất hiện các cơn đau khi cúi gập người, ho hoặc hắt hơi, ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu cũng gặp những cơn đau khó chịu.
• Bệnh sẽ kèm theo những cơn đau nhức lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
• Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội từ thắt lưng xuống khu vực mông và một trong hai mặt chân do đĩa đệm thoát vị ở cột sống thắt lưng chèn ép lên dây thần kinh. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị rối loạn đại tiện tiểu tiện, rối loạn cương dương.
• Đau nhức khi vận động, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê nhức, bỏng rát như bị kim châm.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

• Do tai nạn gây chấn thương cột sống hoặc lao động nặng, mang vác, xoay người sai tư thế.
• Do bẩm sinh hoặc di truyền từ bố mẹ như: vẹo cột sống, gai cột sống, gù,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
• Tập thể dục không đúng tư thế sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
• Do tuổi tác, tuổi càng cao, xương càng bị lão hóa, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, gây rách hoặc rạn nứt.

16/12/16

Cách chữa & phòng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các các phòng chống và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép động mạch sống gây nên tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não, hình thành “hội chứng thiếu máu não cục bộ sau những cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời liên tiếp.
• Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép cả hệ thần kinh giao cảm cổ, gây nên hội chứng giao cảm cổ sau rất phức tạp về triệu chứng lâm sàng như đối với tim và các nội tạng khác.
• Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép các rễ thần kinh chạy từ tủy sống ra để chi phối thần kinh cho các khu vực đai vai và hai tay.
• Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh cổ 2, 3 gây đau dây thần kinh chẩm lớn ở phía sau đầu. Tủy sống bị chèn ép sẽ gây rối loạn vận động tay chân. Trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lớp, nhiều tầng còn gây nên liệt nửa người hoặc liệt hai chân.

Cách đề phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

• Không nên làm việc quá lâu, ngồi lâu kéo dài trong một tư thế, sau mỗi giờ làm việc nên dừng lại để giải lao và thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hóa.
• Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
• Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, đeo túi xách, bê vác nặng.
• Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, sinh hoạt lành mạnh không để bị loãng xương hay béo phì.
• Không chơi thể thao quá sức, không vận động mạnh, xoay người đột ngột.
• Nên tập thể dục đều đặn, tập các động tác nhẹ nhàng để giữ cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ


Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hình minh họa
• Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh nên đến các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám cụ thể. Tùy từng mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị như thế nào (phẫu thuật hay điều trị nội khoa).
• Thông thường phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) kết hợp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị chủ yếu và thường đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên cần áp dụng đúng chỉ định và đúng phương pháp. Có rất nhiều trường hợp điều trị vật lý trị liệu sai phương pháp sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
• Đa số phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường khoét bỏ đĩa đệm. Phẫu thuật cùng lúc hai đĩa đệm trở lên làm mất vững cột sống nên thường phải cố định cột sống bằng nẹp vít.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá da dạng: hội chứng chèn ép rễ, hội chứng chèn ép tuỷ hoặc phối hợp cả hai hội chứng và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Tuỳ thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ thoát vị và thể thoát vị mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nhiều triệu chứng khởi phát âm thầm và tiến triển từ từ trong thời gian dài, khiến bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời, đến khi ý thức được điều đó thì đã muộn.

1. Triệu chứng chung:

- Đau cột sống cổ: Đau mỏi và hạn chế vận động cột sống cổ là biểu hiện đầu tiên và thường gặp của thoát vị đĩa đệm, đau có tính chất cơ học, tăng lên khi lao động và giảm khi nghỉ ngơi
- Co cứng các cơ cạnh sống cổ: đau căng tức làm cho bệnh nhân không dám vận động cổ do đau
- Hạn chế vận động cột sống cổ: bệnh nhân thường không cúi ưỡn được và không quay được cổ
- Điểm đau cạnh sống cổ: thường đau lan toả vùng cổ, ít khi có điểm đau cố định rõ rang.

2. Hội chứng chèn ép rễ

- Biểu hiện đau có tính chất cơ học, dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Điển hình là đau vùng cổ gáy lan xuống vùng liên bả vai, xuống vai, cánh tay, cẳng tay tới ngón tay. Biểu hiện đau với các đặc điểm:
- Khởi đầu: cấp tính, một số có liên quan tới chấn thương hay vận động quá mức
- Tiến triển: không đồng đều với các cường độ khác nhau
- Biểu hiện đau: đau sâu trong cơ, khó xác định vị trí cụ thể, thường kèm dị cảm
- Tăng khi vận động hoặc căng giãn, giảm khi nghỉ ngơi hay khi cố định cổ
- Thường kèm theo các biểu hiện: yếu cơ, giảm phản xạ gân xương, dị cảm

3. Hội chứng chèn ép tủy

- Hội chứng chèn ép tủy thường có biểu hiện rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau.
- Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng, mất chủ động.

4. Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

- Có biểu hiện lâm sàng là chóng mặt ù tai, mất thăng bằng, mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt, đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.